Môt tả định dạng cây đinh hương
Tên thường gặp khác: đinh hương mẹ, clovetree, Gewürznelken (tiếng Đức), lavanga (tiếng Phạn), Kryddernellike (Đan Mạch), clous de girofle (tiếng Pháp), clavo (tiếng Tây Ban Nha), chouji (tiếng Nhật), lang (Hindi). Tên tiếng Anh thông dụng là “đinh hương” có nguồn gốc từ chữ La-tinh Clavus, có nghĩa là đinh.
Nơi sống: Người ta tin rằng cây đinh hương ban đầu có nguồn gốc từ quần đảo Maluku hoặc Moluccas, một quần đảo Indonesia và từ đó nó đã lan rộng đến các nơi khác trên thế giới với khí hậu phù hợp.
Ngày nay, nó được trồng thương mại ở nhiều nước nhiệt đới. Mô tả: Clovetree là một cây thường xanh thuộc họ myrtle (Myrtaceae). Nó có thể lên đến 12 đến 15 mét chiều cao.
Nó có một vương miện hình kim tự tháp với các chi nhánh treo, và màu xanh lá cây sáng bóng, ovate và lá thơm đối diện.
Những bông hoa ngồi trong các cụm đầu cuối trên đỉnh của các cành cây. Những bông hoa có hình chuông và có những chiếc ly màu đỏ và thân răng trắng. Quả là một quả mọng nhỏ có chứa một hoặc hai hạt.
Các bộ phận của cây được sử dụng: Các nụ hoa non chưa trưởng thành được sử dụng chủ yếu như một loại gia vị mà còn là một loại thuốc thảo dược. Những nụ hoa được thu thập trước khi chúng chuyển sang màu đỏ từ những cây ít nhất 10 tuổi và sau đó phơi khô trong 4-5 ngày. Mỗi cây có thể sản xuất khoảng 4 hoặc 5 kg đinh hương mỗi năm.
Tác dụng nổi bật của tinh dầu Đinh Hương
– Tinh dầu đinh hương có tác dụng đẩy nhanh quá trình tiêu hóa thức ăn để phát huy được công dụng này ta pha tinh dầu đinh hương với một loại dầu nền để làm giảm tính gây kích ứng da của nó khi đã có hỗn hợp trên ta có thể bôi dầu đinh hương lên bụng. Nếu có bị đầy bụng khó tiêu cũng có thể dùng cách nay để hóa giải. Một điều tuyệt vời nữa với tinh dầu đinh hương này có thể sử dụng với phụ nữ đang mang thai.
– Khi cảm thấy tinh thần mệt mỏi có dấu hiệu của sự chán nản hãy sử dụng tinươh dầu đinh hương với đèn đốt tinh dầu để tận hưởng hương thơm của cây cỏ nhằm xua tan mệt mỏi chán nản lấy lại cân bằng cho tinh thần. Đặc biệt khi bị mất ngủ sử dụng đèn với tinh dầu đinh hương sẽ gọi giấc ngủ quay trở lại rất tốt cho những người có chứng bệnh mất ngủ triền miên.
– Với những người có tiền sử về bệnh dạ dày thì việc sử dụng bột làm từ lá và nụ của cây đinh hương đã được tán mịn hòa với mật ong để uống cũng sẽ làm giảm triệu chứng đau dạ dày.
– Với những ai bị bệnh răng miệng thì dùng một chút tinh dầu đinh hương chấm vào vị trí bị đau ở răng cũng sẽ cải thiện được tình trang đau răng với hoạt chất tê tê khi chấm tinh dầu vào đinh hương thì cảm giác đau nhức răng sẽ dần biến mất , đồng thời còn có tinh sát khuẩn rất tốt. Tinh dầu đinh hương là một thành phần không thể thiếu khi sử dụng trong các chế phẩm như kem đánh răng, nước xúc miệng ….
– Ngoài ra Đinh Hương cũng được chế biến thành dầu bôi để sử dụng khi bị bầm tím, ghẻ, nấm, bị côn trùng cắn, điều trị mụn trứng cá. Lưu ý là không bôi trực tiếp tinh dầu nguyên chất đinh hương lên da khi chưa pha với dầu nền.
– Nếu bị ho kéo dài hãy sử dụng bột từ nụ và lá đinh hương đã được tán mịn trộn với muối để xoa dịu cổ họng giảm tình trạng ho kéo dài.
– Để chữa nhức mỏi có thể sử dụng bài thuốc sau ngâm nụ và là đinh hương với quế, gừng và rượu trắng trong vòng 7 ngày là có thể sử dụng để giảm đau khớp rất hiệu quả. cũng có thể sao những chất liệu trên và trườm lê chỗ đau mỏi.
Tinh dầu đinh hương trị cảm lạnh, nhanh lành vết thương, có tác dụng làm ấm, giảm đau và giúp cho cơ thể khỏe mạnh hơn. Có tác dụng chống nấm, diệt khuẩn, tính khử trùng cao. Sử dụng để Giảm và chống bệnh thấp khớp.
Tinh Dầu đinh hương rất tốt trong việc giúp tiêu hóa giúp ổn định tinh thần và làm ấm cơ thể. Nếu bạn đang căng thẳng nhớ dùng Tinh dầu đinh hương giúp phấn chấn tinh thần, thúc đẩy sự tự tin.
pha chế cùng với dầu massage và bôi vào bụng sau bữa ăn, phòng cảm lạnh và cảm cúm, nhỏ từ 5 – 6 giọt tinh dầu đinh hương với 15g dầu dẫn hoặc kem không mùi, cho thêm các hỗn hợp như tinh dầu thông, tinh dầu oải hươn tinh dầu gỗ hồng mộc và tinh dầu hoa gừng khi bạn bị cảm cúm.
Dùng tinh dầu Đinh Hương như sau :
Tinh dầu Đinh Hương Dùng để tắm: cho tinh dầu đinh hương vào bồn nước ấm ngâm mình thư giãn 15-20 phút. Với tính chất nhẹ hơn nước nên sẽ báo vào da trong quá trình ngâm người.
Tinh dầu Đinh Hương để bôi: Sau tắm, ta sẽ nhỏ 1-2 giọt Đinh Hương vào lòng bàn tay, xoa hai tay vào với nhau nhẹ nhàng rồi xoa đều lên cơ thể. Cũng có thể chấm một chút tinh dầu rồi bôi lên vùng cổ, ngực, mang tai, sẽ giúp bạn thư thái và dễ chịu. Nên dùng hàng ngày sau rửa mặt giống một dưỡng chất nuôi dưỡng da.
Tinh dầu đinh hương dùng để ngửi: Nhỏ tinh dầu đinh hương vào khăn tay để đầu giường hoặc vào gối để có giấc ngủ sâu.
Dùng làm thơm phòng: Nhỏ một giọt tinh dầu vào lò đốt nhỏ có dùng nến, đèn điện bạn sẽ có một căn phòng thơmmát như ở giữa một cánh đồng thảo mộc.
Dùng để massage: Bạn hãy pha loãng tinh dầu nguyên chất bạn yêu thích với dầu dẫn xuất như jojoba, đậu nành, hạt nho… với tỉ lệ 10-15 giọt tinh dầu nguyên chất với 30ml dầu dẫn xuất. Để tiết kiệm hơn, bạn cũng có thể dùng Johnson’s baby oil có bán sẵn trên thị trường làm dầu dẫn xuất theo tỉ lệ như trên.
Dùng để xông hơi: Đổ nước nóng ra một chiếc bát to, sau đó nhỏ vài giọt tinh dầu như bạn thích và phù hợp với làn da của bạn vào. Ghé sát mặt vào bát nước hoặc trùm một tấm khăn lên đầu để hơi nước nóng đã hòa với tinh dầu phả vào mặt. Khi nước đã nguội, bạn có thể tận dụng bát nước này để rửa mặt luôn (không dùng kèm sữa rửa mặt).
Tinh dầu phòng chống cảm cúm, cảm lạnh sử dụng như sau:
lấy 3 giọt tinh dầu nguyên chất cây đinh hương + 3 giọt tinh dầu nguyên chất hoa gừng + 4 giọt tinh dầu nguyên chất oải hương + 3 giọt tinh dầu nguyên chất gỗ hồng mộc + 4 giọt tinh dầu nguyên chất khuynh diệp.